Một chuyến đi
ngắn, chỉ ở thủ đô Phnom Penh có 24h, tuy nhiên không phải là bạn ở đó bao lâu
mà bạn đã trải nghiệm được những cảm giác gì trong vòng 24h đó. Bài viết này
ghi lại những gì mình đã cảm nhận được trong suốt thời gian đó, hy vọng sẽ có
thêm những thông tin thú vị cho những ai muốn khám phá đất nước chùa tháp.
1. Đi như thế nào?
Hiện nay có rất
nhiều hãng xe chạy tuyến Sài Gòn- Phnom Penh như Sapaco, Kum Ho, Mai Linh…và cả
hãng xe của Cam nữa như: Sorya, MeKong Express…Hầu hết các hãng xe đều có văn
phòng đại diện tại phố Tây Phạm Ngũ Lão, giá chung cho tuyến SG-PP là 10 đô.
Mình đi nhà xe KumHo giá là 210k/chiều, tuy nhiên khi từ PP về lại Việt Nam
mình đi Sapaco giá 230k. Chất lượng nhìn chung không khác nhau là mấy, các nhà xe
đều hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách và không đổi xe tại biên giới.
Mọi người có thể tìm thấy thông tin rất dễ dàng trên google.
2. Thủ tục xuất nhập cảnh.
Sau khi qua cửa khẩu Bavet
Nhà xe sẽ hỗ trợ
cho bạn vấn đề này, khi vừa lên xe thì họ sẽ thu hộ chiếu của tất cả hành
khách, trước khi đi bạn nên kiểm tra hộ chiếu mình còn hạn không, ít nhất là
trước 6 tháng ngày hộ chiếu hết hạn. Khi tới cửa khẩu Mộc Bài, bạn xuống xe vào
khu vực xuất nhập cảnh, xếp hàng theo các bảng hướng dẫn, có khu vực dành cho
khách đoàn và khu vực dành cho khách nước ngoài. Nhân viên nhà xe đứng sẵn ở
khu vực kiểm soát xuất cảnh, khi hải quan đóng dấu xong thì sẽ trả lại hộ chiếu
cho khách. Bạn tiếp tục đi vào bên trong cho một nhân viên khác kiểm tra hộ
chiếu của bạn sau đó ra xe. Lưu ý bên ngoài khu vực xuất cảnh có một văn phòng
nhỏ làm visa đi Cam, 20 đô cho khách du lịch và 25 đô cho những đối tượng còn
lại. Lên xe đi thêm khoảng 100m là qua tới cửa khẩu Ba Vet, bạn tiếp tục xuống
xe vào khu vực nhập cảnh của Cam, tại đây bạn sẽ làm thủ tục lấy dấu vân tay,
có bảng chỉ dẫn tiếng Việt và tiếng Anh. Tại đây nhân viên có thể sẽ kêu bạn
gửi tiền làm thủ tục 10-20k/người. Bạn không cần phải trả tiền vì việc nhập
cảnh này không mất phí. Xong hết bạn ra xe tiếp tục hành trình
3. Đổi tiền và mua sim tại biên giới.
Khi qua biên
giới khoảng chừng 1km nhà xe sẽ dừng lại tại một quán ăn để nghỉ ngơi. Tại các
quán ăn này luôn có sẵn dịch vụ đổi tiền và bán sim. Tỉ giá giữa VND/Riel mình
có đổi thử là 100.000đ đổi được 18.300 Riel, tỉ giá này so với đổi trong PP thì
thấp hơn. Bạn có thể đổi một ít tiền Riel cho tiện việc mua một số thứ lặt vặt,
tuy nhiên ở Cam thì USD được sử dụng phổ biến, tất cả các dịch vụ tại PP đều
chấp nhận đồng USD, bạn nên đổi USD trước ở nhà vì bên đây tỉ giá không cao
bằng ở Việt Nam. Sim điện thoại thì có rất nhiều hãng khác nhau, có cỏ Viettel
của mình nhưng bên Cam tên là Metfone, giá 1 sim điện thoại tại biên giới là
60k, tài khoản quốc tế rất thấp, không đủ một cuộc điện thoại về VN. Nhờ người
bán sim kích hoạt giùm luôn.
4. Đi lại ở Phnom Penh.
Tuk tuk phương tiện đi lại phổ biến ở Campuchia
Điều dễ nhận
thấy ở PP tuk tuk là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi đây là của
du khách. ở PP mình không thấy có phương tiện vận chuyển công cộng như xe bus ở
mình, taxi cũng rất ít vì người dân toàn đi tuk tuk, xe ôm cũng có nhưng nếu
bạn đi theo nhóm thì tuk tuk là ưu tiên hàng đầu. Giá 1đô/1km, các anh chàng
lái tuk tuk và xem ôm ở PP nói tiếng Anh khá tốt nhất là những nơi đông khách
du lịch. Trong thời gian ở PP mình di chuyển bằng tuk tuk lẫn xe ôm. Lưu ý là
các anh ấy hay đề nghị được giới thiệu khách sạn với bạn, rất nhiệt tình và chỉ
nhận tiền xe sau khi bạn đồng ý ở khách sạn đó, còn nữa họ hay gợi ý bạn đi
tham quan killing field (cánh đồng
chết), cách PP khoảng 15km. Bạn đồng ý hay từ chối là tùy, riêng mình thì không
đi.
5. Lưu trú và ăn uống tại Phnom Penh.
Một quán bar ở Phnom Penh
Anh chàng tuk
tuk giới thiệu cho mình khu vực dành cho đông du khách quốc tế hay ở, đường 172
phía sau của Hoàng cung, giá ở đây tương đối bình dân. Khách sạn mình ở là White River giá 8USD/phòng đơn nhưng phải xài nhà vệ sinh
chung. Dọc đường 172 và cả những con đường xung quanh đó có rất nhiều khách
sạn, nhà nghỉ giá dưới 10USD. Bạn có thể xem trước rồi chấp nhận ở hay không.
Ngoài ra bên đường Sisowath cũng có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn tập trung
đông du khách quốc tế, càng gần bờ sông thì giá đắt hơn. Mình ăn ngay tại khách
sạn luôn, đủ các món ăn Âu-Á, có niêm yết giá rõ ràng, dao động từ 1-6USD tùy
món. Có cả bia của Cam, mình uống thử 1 ly
Anchor beer, giá 1USD/1ly. Cảm giác giống như bia Sài Gòn của mình nhưng không
ngon bằng. Ngoài ra gần khu vực mình ở có rất nhiều hàng quán bán các món ăn
của người Cam, các bạn có thể ăn tại đó.
6. Tham quan ở Phnom Penh.
Một điểm tham quan bên trong hoàng cung
Điểm tham quan
nổi tiếng nhất tại PP là Hoàng cung và Chùa Bạc, nằm cùng trong một khuôn viên
rộng lớn.Giá vé tham quan là 6.5USD có hướng dẫn tiếng Anh, Pháp. Bữa mình tham
quan không thấy có người Việt nên đi theo đoàn nói tiếng Anh để nghe thuyết
minh.
Phía sau khu vực
Hoàng cung là Bảo tàng quốc gia Campuchia, giá vé 3USD trưng bày các tác phẩm
nghệ thuật của mĩ thuật và kiến trúc Campuchia.
Chùa Bà Penh là
nơi tôn nghiêm bậc nhất tại PP, giá vé 1USD, tuy nhiên bữa mình vô cũng không
thấy ai hỏi vé nên không mất tiền. Nơi đây thờ Phật, thờ Bà Penh người có công
khai phá vùng đất này.
Bảo tàng Toul
Sleng, giá vé USD là nơi ghi dấu tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot, nơi Pol
Pot sử dụng để giam giữ người dân Campuchia trước khi đem họ đi xử tử tại cánh
đồng chết. Ngày nay nơi đây vẫn lưu giữ những hiện vật của giai đoạn đó.
7. Mua sắm tại Phnom Penh.
Bên ngoài chợ Tròn
Bên trong chợ Tròn
Tại PP có trung
tâm mua sắm lớn là Sorya shopping center tuy nhiên hàng hóa trong đây rất mắc,
bạn có thể đi các chợ tại PP để mua quà lưu niệm.
Chợ trung tâm: đây là chợ lớn nhất ở
PP, rất nhiều du khách tới mua sắm, giá cả vì vậy cũng cao hơn những chợ khác,
hàng hóa chủ yếu là quần áo, vật dụng hàng ngày, đồ ăn.
Chợ Oruseey: nằm gần sân vận động
Olympic, chợ dành cho người dân địa phương, hàng hóa khá phong phú, giá cả rẻ
hơn so với chợ trung tâm.
Chợ Nga: đây chính là thiên đường cho
hàng lưu niệm, bạn có thể mua khăn rằn krama, đồ cổ hoặc giả cổ, quần áo, trang
sức, đồ gỗ….
Lưu ý là bạn nên
trả giá thật nhiệt tình, người bán bao giờ cũng nói giá cao, bạn nên trả một
nửa và câu mình nghe nhiều nhất khi tham khảo giá tại các cửa hàng là bạn muốn
giá như thế nào. Nếu bạn thấy giá đó chấp nhận được thì mua, không thì thôi họ
cũng vui vẻ, không càu nhàu.
Bài viết này mình viết đã lâu, những thông tin trên có thể ít nhiều đã thay đổi. Cảm ơn mọi người đã xem qua.
Nguyễn Hải Vinh
Unknown
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015
Related Posts