One Hour Photo, High Art, Rear
Window, Closer, Blown Up…đưa người xem đến những khía cạnh khác nhau của loại
hình nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở đó nhiếp ảnh hiện lên với những hình thù, màu sắc,
ý nghĩa khác nhau. Nhiếp ảnh không chỉ đơn giản là chụp một bức ảnh mà phía sau
nó là cả một câu chuyện, một tâm hồn hay là một quá trình vất vả, cực nhọc để
tạo ra được một sản phẩm ưng ý.
1. One Hour Photo.
Một cảnh trong phim One Hour Photo
Nội dung chính của bộ phim xoay quanh
người đàn ông trung niên, độc thân tên Sy làm việc tại một cửa hàng rửa ảnh.
Sau khi bị sa thải và phát hiện ra những bí mật không ai ngờ tới, Sy trở thành
một cơn người nguy hiểm với những người xung quanh, kể cả với gia đình Nina,
những người rất yêu thương ông. Phim với sự tham gia của nam diễn viên nổi
tiếng Robin Wiliams.
2. High Art (1998)
Poster phim High Art
Một bộ phim nghệ thuật độc lập với
nhiều cung bậc cảm xúc và những khung hình tuyệt đẹp. Nhân vật nữ chính của bộ
phim, Radha Mitchell là một thực tập sinh trẻ tại một tạp chí nhỏ đã phải lòng
nhiếp ảnh gia đồng tính nữ trong tòa soạn, nhưng cô nhiếp ảnh gia này nghiện ma
túy rất nặng. Cả hai đã cùng nhau trải qua những thách thức, khó khăn để vượt
lên trong sự nghiệp của mình.
3. Rear Window (1954)
Nhân vật chính của bộ phim là Jeff,
một phóng viên chiến trường nhưng bị tai nạn phải ngồi một chỗ, anh giết thời
gian bằng việc quan sát những người khác trong khu chung cư của mình. Một ngày
nọ, anh vô tình phát hiện ra một bí mật ghê rợn của Lars, và Lisa bạn gái của
Jeff cũng đã bị cuốn vào bí mật đó. Bộ phim với sự tham gia diễn xuất của James
Stewart, Grace Kelly…Nhiều nhà phê bình và người hâm mộ đánh giá đây là bộ phim
kinh dị hay nhất của đạo diễn Alfred Hitchcook.
4. Closer (2004)
Julia Roberts trong vai một nhiếp ảnh
gia chuyên chụp ảnh chân dung vướng vào một mối tình tay ba với hai nhân vật do
Jude Law và Clive Owen thủ vai. Chính những mối quan hệ chồng chéo này đã nảy
sinh ra những tình huống dở khóc, dở cười. Bộ phim tuy chỉ nói đến một khía
cạnh nhỏ của nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng cũng đã đưa ra những miêu tả khá chính
xác về loại hình nghệ thuật này.
5. Blown up (1966)
Đây là bộ phim Ý nói tiếng Anh của
đạo diễn Michelangelo Antonioni, nhân vật chính của phim là Thomas một nhiếp
ảnh gia. Sau một ngày dài làm việc, ông mang máy ảnh ra công viên và vô tình
chụp một cặp tình nhân, người phụ nữ thấy mình bị chụp liền đòi cuộn phim và
ảnh nhưng ông bỏ đi và về nhà. Sau khi tráng phim ông hết sức bất ngờ vì trong
bức ảnh của mình hiện lên một cây súng và một xác chết. Những tình huống li kì,
rùng rợn bắt đầu từ đây…
6. City of god (2002)
Bối cảnh của bộ phim là thành phố Rio
de Janeiro thập niên 1960 với đầy rẫy sự hiểm nguy, bạo lực. Bộ phim mang đến
cho người xem thân phận của rất nhiều nhân vật nhưng đều thông qua người kể
chuyện duy nhất, cậu bé da đen nghèo Rocket, cậu có con mắt thiên bẩm của một
nhiếp ảnh gia và luôn khao khát được trở thành nhiếp ảnh gia. Nhờ tài năng và
đam mê nhiếp ảnh của cậu mà thế giới được hiểu rõ hơn về một thành phố được
mệnh danh là nguy hiểm nhất thế giới.
7. Born into Brothels (2000)
Đây có thể xem là bộ phim tài liệu về
nhiếp ảnh hay nhất từ trước tới nay. Phim cũng đoạt giải Oscar cho thể loại
phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2004. Zana Briski một nhiếp ảnh gia sinh sống
tại New York trong những chuyến chụp hình tư
liệu về những người làm nghề mại dâm ở phố đèn đỏ tại Calcutta. Những đứa trẻ tại đây rất thích thú
với các thiết bị nhiếp ảnh và ông quyết định dạy chúng những khóa chụp ảnh ngắn
hạn. Một thời gian ngắn sau, những đứa trẻ đã tự chụp lại những hình ảnh,
khoảnh khắc đời thường xung quanh chúng bằng máy ảnh du lịch 35mm, số tiền bán
ảnh sẽ được đưa vào quỹ khuyến học của trẻ em nơi đây. Một bộ phim chân thực,
hình ảnh tuyệt đẹp và giàu tính nhân văn.
8. Harrison’ Flower (2000)
Andie MacDowell là vợ của nhiếp ảnh
gia được cho là mất tích trong cuộc nội chiến ở Yugoslavian năm 1991. Cô cùng
với hai nhiếp ảnh gia là Brendan Gleeson và Adrien Brody quay trở lại
Yugoslavian để để tìm cho ra tung tích và sự thật về vụ mất tích bí ẩn của
chồng mình.
9. War Photographer (2001)
Bộ phim tài liệu với nhân vật chính
là nhiếp ảnh gia chiến trường James Natchwey với phong cách chụp ảnh độc đáo,
cận cảnh trong những tình huống cực kì nguy hiểm đã tạo nên thương hiệu của
ông. Cả đoàn làm phim đã theo chân James Natchwey quay trở lại những khu vực
như Kosovo, trung đông để ghi lại những thước phim chân thực nhất chân dung con
người và cách làm việc của nhiếp ảnh gia tài năng này.
Nguyễn Hải Vinh
Unknown
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015
Related Posts